12/03/2024

Mạo danh đạo Phật, lừa đảo khắp nơi trên internet

Giả mạo tổ chức Giáo hội, chạy quảng cáo fanpage xin tiền chữa bệnh

Những ví dụ nói trên phản ánh một phần tình trạng lừa đảo núp bóng tổ chức Giáo hội, cơ sở tự viện đang tràn lan trên internet, dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực xác minh truy bắt và khởi tố nhiều vụ án.

Giữa tuần rồi, chúng tôi nhận thư trình báo của một Phật tử và xác minh các bên liên quan, cho đăng bài viết cảnh báo về việc mạo danh một công ty truyền thông, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các Phật tử khi 'mở khoá tu mùa hè", dụ Phật tử chuyển tiền vào một tài khoản mà tên doanh nghiệp này giống với tên công ty bị mạo danh. 

Được biết, doanh nghiệp bị mạo danh đã chuyển các tài liệu, hồ sơ cùng đơn trình báo của Phật tử tới cơ quan chức năng để điều tra theo thẩm quyền.

Vụ việc trên chỉ là một 'giọt nước" trong muôn vàn ví dụ về các hành vi kêu gọi quyên góp tràn lan trên không gian mạng. 

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương từng khẳng định Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có thông báo kêu gọi ủng hộ xây dựng chùa, làm từ thiện.

HT Huệ Thông khẳng định Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có thông báo nào kêu gọi ủng hộ xây dựng chùa, làm từ thiện.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, nhiều Phật tử ở Bình Dương còn nhận được tin nhắn xin tiền ủng hộ xây dựng chùa, chữa bệnh, làm từ thiện.

Trên mạng xã hội còn xuất hiện "thông báo 223/TB-HĐTS" kêu gọi ủng hộ, công đức xây dựng chùa Trường Pháp tại xã Tường Long A (huyện Châu Thành, Hậu Giang).

Ngoài ra, những kẻ này còn giả mạo thông báo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói rằng Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, Ủy viên Thường trực Ban Hoằng pháp Trung ương, Phó trưởng Khoa Đào tạo từ xa - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, trụ trì chùa Thiên Quang (Bình Dương), bị tai biến đang nằm điều trị, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, kêu gọi mọi người gửi tiền ủng hộ.

Hòa thượng Thích Huệ Thông nhấn mạnh thường trực Hội đồng Trị sự khẳng định văn bản nêu sự việc như trên là hoàn toàn giả mạo.

Thời gian qua, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam đã phát đi nhiều bản tin cảnh báo về hiện tượng này. Cùng với đó, các cơ quan truyền thông khác cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo các Phật tử cảnh giác với các hành vi đáng ngờ khi kêu gọi quyên góp tiền, tài vật làm từ thiện. Cơ quan pháp luật đã xác minh, truy bắt và khởi tố một số vụ án, thông tin rộng rãi tới đại chúng.

Tuy vậy, chỉ một thời gian sau đâu lại vào đó.

Trong khi chờ đợi cơ quan pháp luật điều tra, chúng tôi cảnh báo các Phật tử cẩn trọng với các thông tin kêu gọi từ thiện như xác minh tính chính xác của thông tin (từ trụ trì, các cấp Giáo hội địa phương, từ chùa, từ người liên quan...) trước khi quyết định chuyển tiền, tài vật làm từ thiện theo kêu gọi trên mạng internet.

Cảnh báo mạo danh Giáo hội PGVN để lừa đảo Phật tử.

Đối với một vụ việc cụ thể có dấu hiệu lừa đảo trên địa bàn Hậu Giang, Phòng An ninh Nội địa - Công an tình này từng cảnh báo: "Khuyến cáo người dân, cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, tín đồ tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng nêu cao tinh thần cảnh giác trước các thông tin giả mạo trên, không chuyển tiền vào các tài khoản của những kẻ lừa đảo; trường hợp phát hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đảo như trên kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật".

Công an Hậu Giang từng phát cảnh báo tới người dân.

Đây là thông tin cần thiết, Phật tử hãy tỉnh giác trước hành động của mình. Sự tỉnh giác ấy sẽ giúp Phật tử không mất tiền oan uổng, không đau buồn truớc hiện tình đáng buồn này.

Tin trước

Quỹ từ thiện Thiên Quang trao học bổng cho sinh viên Đại học Sư Phạm Huế và Đại học Tây Nguyên

Tin tiếp

Linh thiêng Đại lễ cầu quốc thái dân an quy mô lớn trên đỉnh Fansipan