17/03/2024

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo

Theo các văn bia và cứ liệu cổ còn lưu, chùa Keo còn có tên gọi khác là “Thần Quang Tự". Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1632 dưới thời vua Lê Trung Hưng. Trong chùa thờ Phật và Đức Thánh Dương Không Lộ - người có công xây dựng chùa. Ngôi chùa nổi tiếng bởi lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc”.

Diện tích toàn khu chùa rộng 28 mẫu (tương đương 108.000m2), công trình gồm 21 dãy, 154 gian lớn nhỏ. Hiện tại chùa Keo còn tồn nguyên 16 tòa, 126 gian, tổng diện tích gần 58.000m2. Chùa được đánh giá là công trình nghệ thuật kiến trúc cổ có quy mô rộng lớn bậc nhất trong các kiến trúc chùa chiền cổ ở Việt Nam được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với kỹ thuật cao, chạm trổ tinh tế. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Trải qua gần 400 năm với bao thăng trầm biến động của lịch sử, thiên tai, địch họa và nhiều lần tu bổ, song chùa Keo hiện nay vẫn tồn tại khá nguyên vẹn so với kiến trúc thuở ban đầu. Với những giá trị đặc biệt về văn hóa lịch sử, năm 2012, quần thể chùa Keo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, điểm đến du lịch quốc gia từ năm 2013.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-0

Chùa Keo Thái Bình là một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-1

Đây là một công trình chùa chiền cổ quy mô lớn với tổng diện tích gần 58.000m2.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-2

Chùa Keo Thái Bình ngoài thờ Phật còn có thờ Thánh (tiền Phật, hậu Thánh) và phối thờ một số người có công trong việc xây dựng chùa.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-3

Toàn bộ công trình chùa đều làm bằng gỗ lim theo lối kiến trúc "nội công ngoại quốc".

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-4

Các chi tiết gỗ được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-5

Văn bia cổ "Thần Quang Tự Bi" lưu giữ trong chùa Keo có niên hiệu Chính Hòa năm thứ 19 (1698).

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-6

Giếng cổ trong chùa Keo được xếp bằng 36 cối đá thủng tương truyền là những chiếc cối giã gạo nuôi thầy, nuôi thợ xây dựng chùa Keo.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-7

Tiêu biểu nhất ở chùa Keo là kiến trúc tòa gác chuông, đây là một kiến trúc đẹp, cao 11m, có 3 tầng mái áp chồng lên nhau.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-8

Chiếc khánh đá cổ - một trong những hiện vật quý của chùa Keo.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-9

Vườn tháp cổ tàng lưu xá lị, tro cốt của các vị tăng ni trụ trì, tu hành tại chùa qua các đời.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-10
Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo-11

Quần thể chùa Keo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2012 và là điểm tham quan, chiêm bái ưa thích của nhiều du khách mỗi khi về thăm quê hương Thái Bình...

Cư sĩ Trí Quảng là một phật tử tại gia, tin vào thuyết nhân quả và rất hâm mộ Phật giáo. Những giáo lý của đức Phật giúp cho chúng ta hành trì và có được hạnh phúc ngay tại đời sống hiện tại. Với mong muốn xiển dương Phật pháp, cư sĩ Trí Quảng đã tập hợp các tin bài nghiên cứu về Phật giáo, thông tin cập nhật về tin phật sự, tạo ra một trang website thuần Phật giáo với mong muốn mang pháp tới cho mọi người.

Tin trước

Ý nghĩa xuất gia của Đức Phật

Tin tiếp

Huyền thoại xoài tiến vua tại chùa Đá Trắng ở Phú Yên