28/04/2024

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Năm 1947, một sự kiện đã xảy đến với một cậu bé tên Trần Lạc Hạo, có lẽ với cậu, đó chỉ là một trò chơi kỳ thú thời thơ ấu vào cái tuổi lên 7, lên 8, nhưng không ngờ kết quả lại ảnh hưởng đến cậu mấy chục năm sau. Cậu sống trong một căn nhà tại số nhà 39, thôn Điền Ốc, Tố Cử Quang, huyện Liên Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Hôm đó, Trần Lạc Hạo đang lúc chơi đùa thì phát hiện trên vách tường đất của một ngôi nhà bỏ hoang có hang rắn, cậu liền qua rủ ông nhà hàng xóm đi bắt. Cậu và ông hàng xóm lấy một cái cây, dụ rắn ra và đập. Con rắn trong hang khá dài, lớn bằng bắp tay. Đợi một lúc nò bò ra, hai người liền đập mạnh.

Sau khi đập ch.ết con rắn đó xong, hai người phát hiện trong hang còn có rất nhiều rắn màu xám như tro bò ra, hình như chúng không biết sợ là gì, liền bu quanh cái cây Trần Lạc Hạo đang cầm, cậu sợ quá vất cây chạy ra xa.

Nhưng ông hàng xóm vẫn mạo hiểm, cầm cây ấy lên đập ch.ết hết số rắn đó, rồi mới về nhà ăn cơm. Lần đầu thấy nhiều rắn và đều bị đập ch.ết hết như vậy, Trần Lạc Hạo cũng thấy kinh dị, xong cậu cũng dần quên đi sự việc ấy.

Hai năm sau, năm 1949, ông hàng xóm bị rắn độc cắn, không thể cứu chữa kịp thời, ông đau đớn, quằn quại không lâu thì ch.ết. Lúc trước ông ấy là người một tay gi.ết cả đàn rắn, nay bị rắn cắn ch.ết, thật là một báo ứng rõ ràng.

Sinh nghề tử nghiệp: Giết rắn mối tàn nhẫn và kết cục bi thảm

Ảnh minh họa.

Không lâu sau thì đến lượt kẻ đồng phạm là Trần Lạc Hạo. Cậu mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được.

Gia đình đem cậu đến các bệnh viện lớn, sau khi khám đủ kiểu, họ đều chuẩn đoán giống nhau: “Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều hết sức bình thường, sức khoẻ rất tốt, không có bệnh gì.”

Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời. Họ bèn dùng Trần Lạc Hạo làm vật thí nghiệm, họ cho uống cũng như chích đủ loại thuốc, dùng mọi phương pháp, nhưng tất cả đối với cậu đều vô dụng.

Tây y không ăn thua, gia đình đưa Trần Lạc Hạo chạy chữa với đủ thầy Đông y, mua đủ thuốc, ai dạy cách gì thì liền làm theo cách ấy, cũng vô dụng. Có người dạy đến vị thầy cúng xin bùa về đốt uống, có người chỉ ăn tro hương, rồi gia đình tới cầu bái, cúng tế quỷ thần, nhưng chứng bệnh kỳ lạ của anh cũng không tốt hơn chút nào.

Tình hình cứ thế kéo dài suốt 30 năm sau, Trần Lạc Hạo sống trong đau đớn cực độ, cộng thêm sự suy sụp tinh thần, nên không ít lần cậu dự định tự sát cho đỡ khổ. Nhưng ngay đến bưng nước uống, bưng cơm ăn cậu còn không thể tự làm được, làm sao nói đến chuyện tự sát, cuộc sống dối với cậu chẳng khác nào địa ngục trần gian. Cha Trần Lạc Hạo là ông Trần Đạo Hải có lần ngậm ngùi nói:

- Hơn 30 năm qua, tiền thuốc tôi lo cho nó, nếu cộng lại có thể làm được mấy căn nhà đấy.

Bệnh tình của con trai khiến ông bao năm khốn đốn, ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng sầu muộn đủ bề. Ông nghĩ mãi không hiểu vì sao con trai mình lại phải chịu số phận khổ sở như vậy.

Mãi cho đến một ngày kia, ông chợt nhớ tới lần Trần Lạc Hạo và ông hàng xóm gi.ết ổ rắn. Phải chăng đây chính là quả báo ? Đúng rồi, chẳng phải chính ông hàng xóm cũng bị rắn cắn ch.ết rồi sao ? Và sau đó là tới lượt con trai ông.

Không lâu sau, ông gặp một người có hiểu biết, sau khi nghe ông kể bệnh tình của con trai, người đó cũng nói:

- Đây không phải là bệnh bình thường, mà đây là bị nghiệp chướng trói buộc, nếu ông có lòng tin nơi Tam Bảo, thì đến một ngôi chùa nào đó, nhất tâm lễ bái Từ Bi Thuỷ Sám, nhờ Phật lực may ra sẽ hết.

Nghe xong ông Trần Đạo Hải càng khẳng định phán đoán của mình, liền tin tưởng và làm theo. Vài ngày sau ông đưa Trần Lạc Hạo đến một ngôi chùa tại thành phố Đài Bắc, Đài Loan để sám hối theo cuốn Từ Bi Thủy Sám và làm lễ siêu độ cho những con rắn đã bị ch.ết năm đó.

Không rõ sau đó thì bệnh tình của Trần Lạc Hạo có chuyển biến gì không. Nhưng chí ít, cậu và gia đình đã hiểu và thực sự thấm thía cái sự vay trả khốc liệt của Nhân quả nghiệp báo.

Viết lại theo lời kể của Khứ Chấp.

Tin trước

Thế Tôn “chẳng nói tới người này”

Tin tiếp

Nét đẹp ngôi chùa hàng trăm năm tuổi tại Trà Vinh